Hạch toán tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn-Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TÀI KHOẢN 128

-Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Ngoài các khoản chứng khoán kinh doanh) như:

   +Khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn(Bao gồm cả tín phiếu, kỳ phiếu)

   +Trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi bên phát hành bắt buộc phải mua lại tại thời điểm nhất định trong tương lai

   +Các khoản cho vay nắm giữ đến ngày đáo hạn mục đích thu lãi hàng kỳ

   +Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác.

Lưu ý: Tài khoản 128 không phản ánh các loại trái phiếu, công cụ nợ nắm giữ vì mục đích mua bán để kiếm lới( Phản ánh trong TK 121-Chứng khoán kinh doanh)

-Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư theo từng kỳ hạn, tưng đối tượng, nguyên tệ, số lượng. Để khi lập BCTC, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại ( Dưới 12 tháng hay trên 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) để trình bày là tài sản ngắn hạn hay dài hạn.

 

CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH  LIÊN QUAN ĐẾN TK 128- CHUNG

1. Khi dùng tiền gửi ngân hàng để gửi tiền đầu tư:
Nợ TK 128 – Tiền gửi có kỳ hạn

     Có TK 112-Tiền gửi ngân hàng

 

2. Khi dùng tiền mặt mua các khoản đầu tư để năm giữ đến ngày đáo hạn:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

     Có TK 111- Tiền mặt

 

3. Doanh nghiệp đưa đi đầu tư bằng vật tư, sản phẩm, hàng hoá và thời điểm nắm giữ các khoản đầu tư đó dưới 1 năm:
a. Nếu giá trị vật tư, sản phẩm, hàng hoá đưa đi đầu tư được đánh giá lại cao hơn giá trị ghi sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác (1288)
       Có TK 152 – Nếu đem Nguyên liệu, vật liệu đi đầu tư
        Có TK 155 – Nếu đem Thành phẩm đi đầu tư
        Có TK 156 – Nếu đem Hàng hoá đi đầu tư
        Có TK 711 – Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá trị vật tư, hàng hoá được đánh giá lại > giá trị ghi sổ).

b) Nếu giá trị vật tư, sản phẩm, hàng hoá đưa đi đầu tư được đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi trên sổ kế toán, ghi:
Nợ TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác (1288)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá trị vật tư, hàng hoá được đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ)
      Có TK 152 – Nếu đem Nguyên liệu, vật liệu đi đầu tư
      Có TK 155 – Nếu đem Thành phẩm đi đầu tư
      Có TK 156 – Nếu đem Hàng hoá đi đầu tư

 

4. Khi thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn khác:

Nếu lỗ:
Nợ các TK 111, 112, 152, 156, 211,. . .
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Trường hợp lỗ)
     Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác (1281, 1288) (Giá vốn)

Nếu lãi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 156, 211,. . .
     Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác (1281, 1288) (Giá vốn)
     Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Trường hợp lãi).

CHI TIẾT CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN TK 1282-Trái phiếu

1.     Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi trả trước:

Nợ 1282  – Giá trị của trái phiếu

     Có 3387 – Phần lãi được nhận trước

     Có 111,112 : Số tiền thực chi = Giá trị của trái phiếu- Phần lãi được nhận trước

– Định kỳ, kế toán tính và kết chuyển số lãi đã thu được:

Nợ 3387: Phần lãi được nhận trước/ Số kỳ

     Có 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

2.     Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi một lần vào ngày đáo hạn- Trả lãi sau

-Khi mua trái phiếu:

Nợ 1282: Giá trị gốc của trái phiếu

    Có 111,112: Nếu thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi NH

-Định kỳ tính số lãi trái phiếu đầu tư và ghi nhận doanh thu ;

Nợ 138(1388): Số lãi hàng kỳ nhận được

    Có 515:  Doanh thu hoạt động tài chính.

-Khi đến hạn thanh toán của trái phiếu thì thu hồi gốc+ lãi trái phiếu:

Nợ 111,112 : Số tiền thu được= (1)+(2)+(3)

     Có 1282: Giá trị gốc của trái phiếu (1)

     Có 138: Tổng số lãi đã ghi nhận vào Dt hoạt động tài chính ( TK 515) của những kỳ trước (2)

    Có 138: Số lãi còn lại của kỳ đáo hạn (3)

 

3.Trường hợp mua trái phiếu nhận lãi định kỳ

-Khi mua trái phiếu:

Nợ 1282: Giá trị gốc của trái phiếu

    Có 111,112: Nếu thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi NH

-Định kỳ tính số lãi trái phiếu đầu tư và ghi nhận doanh thu :

Nợ 138(1388) – Nếu chưa thu được tiền

Nợ 111,112 – Nếu đã thu được bằng tiền mặt/ tiền gửi NH

    Có 515:  Số tiền lãi hàng kỳ

-Khi đến hạn thanh toán của trái phiếu :

Nợ 111,112: Số tiền thu được bằng tiền mặt/ NH

    Có 1282: Giá trị gốc của trái phiếu

4..Trường hợp không thu hồi được các khoản đầu tư chưa lập dự phòng phải thu khó đòi:

Khi có bằng chứng cho thấy 1 phần hoặc toàn bộ khoản  đầu tư có thể không thu hồi được( như bên phát hành công cụ mất khả năng thanh toán, phá sản..), doanh nghiệp đánh giá giá trị khoản đầu tư có thể thu hồi được, nếu được xác định 1 cách đáng tin cậy, kế toán ghi nhận tổn thất này vào chi phí tài chính:

Nợ 635- Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ khoản đầu tư và giá trị có thể thu hồi được

    Có 128- Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ khoản đầu tư và giá trị có thể thu hồi được

-Nếu sau đó có bằng chứng chắc chắn thu hồi được khoản tổn thất này thi hạch toán ngược lại:

Nợ 128 – Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ khoản đầu tư và giá trị có thể thu hồi được

   Có 635 – Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ khoản đầu tư và giá trị có thể thu hồi được

 

CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN TK 1288 CŨNG TƯƠNG TỰ NHƯ 1281 TRÊN

 

 

 

The post Hạch toán tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn-Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan appeared first on Công ty kế toán CPA | Khóa học kế toán tổng hợp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Không nộp quyết toán thuế TNCN có bị phạt không?

Quy định về cách làm tròn số trong hóa đơn gtgt